Bất cứ ai cũng mong muốn mình có một trái tim khỏe mạnh. Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Vì nhiều nguyên do khác nhau, rất nhiều người đang mắc bệnh suy tim và sống khổ sở vì căn bệnh này.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh cũng như cách phòng ngừa để không mắc phải căn bệnh này nhé.
Nội dung bài viết:
Tổng quan về bệnh suy tim
Khi tim không còn đủ khả năng bơm để cung cấp máu đi nuôi dưỡng cơ thể. Cũng như phục vụ cho các hoạt động của cơ thể có nghĩa là tim đang bị suy.
Những người mắc bệnh lý về tim nếu không được điều trị kịp thời lâu dần sẽ dẫn tới suy tim. Nó khiến người bệnh giảm khả năng hoạt động, chất lượng cuộc sống vì vậy cũng suy giảm.

Một điều đáng lo ngại là nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh này ở mức cao.
Nguyên nhân gây nên bệnh suy tim
Tùy vào từng nhóm cụ thể mà y học chỉ ra những nguyên nhân khác nhau của căn bệnh này.
1. Nguyên nhân suy tim trái
Nguyên nhân thường gặp nhất là do tăng huyết áp. Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác như:
- Bệnh nhồi máu cơ tim, tim thiếu máu cục bộ mạn tính.
- Do mắc bệnh lý van tim như hở van hai lá, hẹp hở van động mạch chủ.
- Do mắc bệnh lý cơ tim.
- Do mắc bệnh tim bẩm sinh như hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch,…
2. Nguyên nhân suy tim phải
Nguyên nhân thường gặp nhất là do suy tim trái lâu ngày. Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác như:
- Do mắc bệnh phổi mạn tính như xơ phổi, giãn phế quản, COPD,…
- Do hẹp van hai lá.
- Do tăng áp lực động mạch phổi.
3. Nguyên nhân suy tim toàn bộ
Nguyên nhân thường thấy nhất là do suy tim trái tiến triển lâu năm. Ngoài ra nguyên nhân còn có thể do mắc bệnh cơ tim giãn.
Triệu chứng của bệnh suy tim
Tùy thuộc vào từng nhóm bệnh cụ thể mà triệu chứng của bệnh cũng khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng cụ thể của cừng bệnh suy tim chi tiết các bạn có thể tham khảo.

1. Triệu chứng suy tim trái
- Khó thở là triệu chứng dễ thấy ở giai đoạn đầu của bệnh. Người bệnh sẽ thấy khó thở khi gắng sức. Nếu thấy khó thở vào đêm, phải ngồi dậy thở thì có nghĩa là bệnh đã tiến triển nặng.
- Các cơn hen tim, phù phổi cấp khiến người bệnh ho khạc bọt hồng, khó thở dữ dội. Càng gắng sức thì càng thấy khó thở. Nếu gặp phải triệu chứng này bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm về tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Đau ngực: có thể do bệnh lý mạch vành hoặc do suy tim nặng nên làm giảm tưới máu cho mạch vành.
- Chóng mặt, hoa mắt, tiểu ít.
- Qua khám tim có thể phát hiện thêm các triệu chứng như tiếng phổi bất thường, mỏi tim lệch trái.
2. Triệu chứng suy tim phải
- Khó thở: các cơn khó thở tăng dần nhưng không bị khó thở kịch phát. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do bệnh phổi tắc nghẽn thì bệnh tiến triển sẽ gây các đợt khó thở cấp.
- Tĩnh mạch cổ nổi, phù chân, gan to.
3. Triệu chứng suy tim toàn bộ
- Khó thở: diễn ra thường xuyên.
- Tràn dịch đa màng, tĩnh mạch cổ nổi, phù nhiều, gan to.
Các cấp độ bênh suy tim
Bên cạnh các triệu chứng phân chia theo nhóm bệnh như trên. Y học còn phân chia triệu chứng theo cấp độ của bệnh:
- Suy tim độ 1: người bệnh vẫn hoạt động bình thường và không có triệu chứng cơ năng.
- Suy tim độ 2: bắt đầu xuất hiện 1 vài triệu chứng do gắng sức nhiều.
- Suy tim độ 3: xuất hiện triệu chứng ngay cả khi gắng sức ít khiến cho các hoạt động thể lực gặp nhiều hạn chế.
- Suy tim độ 4: xuất hiện triệu chứng thường xuyên hơn ngay cả khi người bệnh không vận động. Lúc này bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối.
Phương pháp điều trị bệnh suy tim
Nền tảng của điều trị bệnh chính là điều trị nội khoa kết hợp với điều trị nguyên nhân như phẫu thuật sửa chữ bệnh lí tim bẩm sinh, phẫu thuật sửa van, thay van, tái thông mạch vành… Bên cạnh đó tùy từng trường hợp bệnh cụ thể sẽ có những chỉ định riêng.
1. Điều trị nội khoa
- Sử dụng thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 giúp cải thiện triệu chứng, làm giảm tỉ lệ tử vong. Đây là thuốc nền tảng trong điều trị căn bệnh này.
- Chẹn beta giao cảm giúp ức chế các phản ứng quá mức từ đó giảm nguy cơ đột tử và giảm tỉ lệ tử vong.
- Lợi tiểu kháng Aldosterone giúp giảm nguy cơ đột tử.
- Thuốc lợi tiểu giúp cải thiện triệu chứng, thường dùng trong suy tim ứ huyết.
- Digoxin giúp cải thiện triệu chứng nhưng không nên dùng trong thời gian dài.
- Nhóm thuốc kết hợp Valsartan/Sacubitril được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây thay thế cho thuốc nền tảng.
2. Cấy máy CRT
Được chỉ định khi suy tim EF ≤35%, QRS ≥130ms, đã được điều trị nội khoa tối ưu nhưng vẫn còn triệu chứng.

3. Cấy máy ICD
Được chỉ định khi suy tim EF ≤35%, đã được điều trị nội khoa tối ưu nhưng vẫn còn triệu chứng, tiên lượng sống thêm ≥1 năm.
4. Ghép tim
Áp dụng với người bệnh dưới 65 tuổi không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên và bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Tuy nhiên, chống chỉ định với người bệnh ung thư, có bệnh lí toàn thân nặng, tăng áp phổi cố định.
Cách phòng tránh bệnh suy tim
Để phòng tránh căn bệnh suy tim chúng ta cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Cũng như có một chế độ sinh hoạt thật khoa học. Dưới đây là một số yếu tố các bạn cần biết để phòng tránh bệnh suy tim.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh.
- Thường xuyên vận động thể dục, thể thao.
- Không hút thuốc lá.
- Kiểm soát huyết áp.
- Kiểm soát đường máu và lipid máu.
- Nếu có các bệnh tim cấu trúc thì cần điều trị kịp thời.
Bệnh suy tim mạn tính có thể không được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu được chữa trị kịp thời vẫn có thể kiểm soát được bệnh.
Vì vậy, bạn hãy biết cách phòng tránh để tự bảo vệ mình đồng thời thường xuyên khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nếu có.