Lạm dụng chất Corticoid trong một thời gian dài có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng Cushing. Người mắc phải hội chứng này sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Thay đổi hình dạng bên ngoài, ảnh hưởng đến tâm lý hoặc chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng. Cũng như cách điều trị và cách phòng ngừa để làm giảm nguy cơ mắc hội chứng này.
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân gây nên hội chứng Cushing
Sử dụng Steroid liều cao để điều trị đau lưng, sử dụng thuốc Corticosteroid hay Steroid liều thấp dạng hít trong điều trị hen suyễn. Dạng kem trong điều trị bệnh chàm là những nguyên nhân phổ biến gây nên hội chứng này.
Hiện nay, y học đã phân chia hội chứng này ra thành nhiều loại. Theo đó mỗi loại lại có những nguyên nhân khác nhau.

1. Bệnh Cushing
Nguyên nhân do u tuyến yên tăng tiết ACTH gây quá sản thượng thận 2 bên. Kích thước của u tuyến yên thường nhỏ hơn 1cm và 90% là ở dạng Adenoma. Đau đầu là triệu chứng thường gặp của bệnh.
2. Hội chứng Cushing bệnh học
Nguyên nhân thường gặp nhất là tăng tiết Cortisol ở u tế bào lớp bó vỏ thượng thận. Nguyên nhân do ung thư thượng thận, u một bên thượng thận ít gặp hơn. Nhưng nếu là nguyên nhân này thì bệnh tiến triển nhanh và nặng. Nguyên nhân do quá sản nốt thượng thận ít gặp nhất và phải chụp MRI thượng thận mới phát hiện được.
3. Hội chứng tăng tiết ACTH ngoại sinh
Nguyên nhân thường do ung thư dạ dày, ung thư gan nguyên phát, ung thư phổi tế bào nhỏ,…
4. Hội chứng giả Cushing
Nguyên nhân chủ yếu do lạm dụng corticoid kéo dài. Một số bệnh lý thường gặp là hen phế quản, bệnh lý về máu, cơ xương khớp… Có nhiều lý do khiến người bệnh lạm dụng thuốc Corticoid chẳng hạn như tiêm chế phẩm Corticoid để chống dị ứng, giảm đau, dùng thuốc đông y không rõ xuất xứ.
Trong lâm sàng, hội chứng này khá thường gặp và nó gây nên các biến chứng nặng nề. Như nhiễm trùng cơ hội, suy kiệt rối loạn điện giải năng, suy thượng thận cấp,…
Triệu chứng của hội chứng Cushing
Có rất nhiều triệu chứng cho thấy người bệnh mắc hội chứng này. Chẳng hạn như:
- Rối loạn cương dương ở nam giới.
- Mẫn cảm với viêm phổi và lao.
- Đau lưng, loãng xương, dễ bị gãy xương, xương bị suy yếu.
- Tăng lông mặt ở phụ nữ.
- Không có kinh nguyệt hoặc có nhưng chu kì không đều.
- Bất lực.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, hay lo lắng, cáu gắt và có thể trầm cảm.
- Lượng đường trong máu cao.
- Kali huyết thanh thấp, số lượng bạch cầu cao.
- Huyết áp cao.
- Nhức đầu.
- Đi tiểu nhiều.
- Khát nước.
- Cơ bắp yếu.
- Da mỏng, dễ bị bầm tím. Nếu bị thương sẽ rất lâu lành và có thể bị loét.
- Mặt tròn hơn, đỏ và sưng húp.
- Bướu.
- Tay chân run rẩy.
- Tăng cân, béo phì, lộ rõ ngấn mỡ quanh bụng.

Các biện pháp điều trị hội chứng Cushing
Phương pháp điều trị hội chứng Cushing còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên hội chứng này. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay.
- Khối u tuyến yên: phẫu thuật cắt bỏ khối u. Xạ trị hoặc dùng thuốc để thu nhỏ khối u. Từ đó sẽ ngăn chặn không cho nó sản xuất hormone.
- Khối u của tuyến thượng thận: phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong thời gian ngắn sau phẫu thuật cần dùng liệu pháp hormone thay thế.
- Khối u sản xuất ACTH: phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tùy từng trường hợp có thể tiến hành thêm hóa trị, liệu pháp miễn dịch và xạ trị. Có thể dùng thêm thuốc để làm giảm khả năng của tuyến thượng thận trong việc tạo ra cortisol.
- Khối u ở các tuyến liên quan: phẫu thuật và xạ trị. Sau phẫu thuật cần có liệu pháp thay thế hormone liên tục.
- Liệu pháp hormone Glucocorticoid: cai thuốc tiến tới ngừng thuốc. Không dừng một cách đột ngột.
Cách phòng ngừa hội chứng Cushing
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh hoặc hạn chế sự hình thành và phát triển của hội chứng Cushing bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Nếu không có đơn kê của bác sĩ tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc kháng viêm giảm đau không rõ nguồn gốc. Trong các thuốc này có chứa corticoid nếu dùng nhiều có thể gây hội chứng Cushing.
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, giảm lượng calo nạp vào và tăng cường thêm rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày.
- Tạo cho mình thói quen vận động, luyện tập thể thao mỗi ngày.
- Khi có biểu hiện bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và sử dụng thuốc theo chỉ định. Tuyệt đối không dùng các thuốc có chứa steroid kéo dài khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kì để kiểm tra mật độ xương, đường huyết, huyết áp.
Qua những thông tin mà chúng tôi vừa mới cung cấp về hội chứng Cushing. Thì hẳn bạn cũng nhận thấy có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng này.
Bên cạnh đó, các triệu chứng cả bệnh khá phổ biến và dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Chính vì vậy, bạn nên cải thiện lối sống sinh hoạt ngay từ bây giờ. Đồng thời khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị bệnh nếu có.