Loạn thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chữa chị

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp nhất. Hầu hết các trường hợp, mọi người được sinh ra đã có tình trạng loạn thị này.

Vậy loạn thị là bệnh gì ở mắt? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm thông tin nhé.

Loạn thị là bệnh gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ nhiều điểm trên võng mạc. Làm cho tín hiệu hình ảnh bị thay đổi và ảnh hưởng hình ảnh khiến mắt bị mờ. Và là vấn đề thương thường gặp ở mắt.

Loạn thị là gì?

Giác mạc là bộ phận trong suốt cho phép ánh sáng đi vào trong mắt và có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu.

Nếu giác mạc bị méo mó đều ảnh hưởng đến thị lực về bất cứ hướng nào. Điều này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cũng có thể xảy ra ở trẻ em nhỏ cỡ 5 tuổi.

Nguyên nhân xảy ra loạn thị

Nguyên nhân loạn thị chủ yếu là do bất thường về hình dạng của giác mạc.

Loạn thị là do sự cong bất thường của giác mạc hoặc thủy tinh thể của mắt. Nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể của bạn không được trơn láng và căng đều. Các tia sáng sẽ không được khúc xạ đúng.

Loạn thị là một loại tật khúc xạ, với tầm nhìn bị mờ hoặc bị bóp méo ở cả khoảng cách gần và xa.

Nguyên nhân của loạn thị.

Trong hầu hết các trường hợp, mọi người được sinh ra đã có tình trạng loạn thị này. Lý do tại sao hình dạng giác mạc khác nhau giữa người này với người kia là không rõ. Nhưng rất có khả năng sự phát triển loạn thị là do di truyền.

Triệu chứng xảy ra loạn thị

Loạn thị gặp ở tất cả mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh do di truyền hoặc ở người trưởng thành. Một số trường hợp loạn thị mắc phải sau khi phẫu thuật mắt hoặc gặp các bệnh về mắt.

Loạn thị có thể ảnh hưởng bạn mọi lúc và mọi lứa tuổi. Vì vậy cần chú ý đến các dấu hiệu bạn có thể mắc phải. Những triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Nhức đầu khi đọc báo, sách, xem tv, gây ra tình trạng khô mắt, mỏi mắt.
  • Thị lực méo mó hay thị lực mờ, mỏi mắt, nheo mắt dù nhìn ở mọi khoảng cách
  • Gặp khó khăn khi lái xe ban đêm, lái xe vào thời điểm trời sắp tối.
  • Khi thị lực bắt đầu có vẻ mờ dù do bất kỳ tác động nào hoặc do qua thời gian mắt bị yếu… Việc gặp chuyên gia khúc xạ là điều cần thiết.
  • Những triệu chứng về các vấn đề thị giác như mỏi mắt là triệu chứng có thể tự mất đi. Cũng có thể là triệu chứng đầu tiên của một bệnh nghiêm trọng.
  • Nếu không kiểm tra thường xuyên sẽ dẫn ra các phát sinh như mù màu, nhược thị, đục thủy tinh thể hay loạn thị.

Phương pháp điều trị bệnh loạn thị

Khi gặp những triệu chứng trên, bạn nên tìm cách điều trị dưới đây. Hoặc đi khám tại các trạm y tế, bệnh viện mắt gần nhất để có được phương pháp điều trị bệnh loạn thị hiệu quả nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh loạn thị phổ biến. Các bạn có thể tham khảo ngay sau đây.

1. Điều trị bằng kính thuốc:

Việc đeo kính sẽ làm điều chỉnh độ cong không đều của giác mạc. Đây là biện pháp thông dụng, đơn giản. Áp dụng rộng rãi cho mỗi đối tượng và ít để lại biến chứng.

Tuy nhiên do thị trường kính hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chất lượng. Người bệnh nên theo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn loại kính phù hợp và hợp với nhu cầu của mỗi người.

Các phương pháp khắc phục loạn thị.

2. Điều trị bằng phẫu thuật:

Trong trường hợp việc đeo kính không thể khắc phục được vì loạn thị đã quá nặng. Người bệnh nên thực hiện phẫu thuật sử dụng tia Laser hoặc dao vi phẫu để can thiệp điều chỉnh độ cong của giác mạc vĩnh viễn.

Có rất nhiều tiệm mắt phẫu thuật cải thiện mắt trên thị trường. Bạn nên tìm hiểu kỹ về chất lượng để thực hiện điều trị này.

3. Orthokeratology customize:

Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng để thay đổi hình dáng của giác mạc được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm. Đây cũng là phương pháp giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau. Và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, lặp lại quy trình vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.

Cách phòng chống bệnh loạn thị

Để có thể phòng chống bệnh này cũng phụ thuộc vào các thói quen sinh hoạt trong đời sống. Dưới đây là một số cách phòng chống bệnh loạn thị:

  • Khi phát hiện thấy các biểu hiện lạ ở mắt trẻ như lác, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ, chảy nước mắt sống. Hãy đưa trẻ đi kiểm tra thị lực tại các cơ sở chuyên khoa hoặc bệnh viện mắt.
  • Giữ cho bé ngồi đúng tư thế khi ngồi học, lưng thẳng, mắt cách mặt bàn khoảng 30cm. Phòng học đầy đủ ánh sáng, bàn ghế thoải mái phù hợp.
  • Khi làm việc với máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ. Hãy để mắt nghỉ ngơi 5-10p trước khi làm việc tiếp.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho mắt và các chất thiết yếu tốt cho mắt như vitamin A, chất xơ, khoáng chất có trong rau củ đậm màu.

Có thể nói bệnh loạn thị là một căn bệnh có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi. Vì thế cần có một thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng tốt để đẩy lùi bệnh.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình mình.

5/5 - (2 bình chọn)