Nhiễm trùng do tụ cầu vàng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Với việc gây tình trạng nhiễm khuẩn nặng cho người mắc mắc phải dẫn đến nguy cơ tử vong. Tụ cầu vàng là một trong những vấn đề dịch tễ khiến cho rất nhiều người cảm thấy hoang mang lo lắng.

Vì vậy, bài viết này MedSVIT sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin về vi khuẩn tụ cầu vàng. Và cách phòng tránh mắc bệnh do loại vi khuẩn này.

Tụ cầu vàng là gì?

Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus Aureus. Là một loại vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn tụ cầu thông thường. Tuy nhiên đặc điểm đã biến tụ cầu vàng trở thành “vi khuẩn tiến hóa” là việc chúng có khả năng kháng lại với rất nhiều loại kháng sinh thông thường.

Hình ảnh vi khuẩn tụ cầu vàng khi phóng to.

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể tồn tại ở ngoài da mà không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên chúng có thể xâm nhập vào cơ thể quá các vết đứt, vết phồng rộp hay trầy xước và gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng do tụ cầu vàng

Căn bệnh nhiễm trùng do tụ cầu vàng có khá nhiều nguyên nhân điển hình như:

  • Nghiên cứu cho thấy, số người thường xuyên có khuẩn tụ cầu vàng bên ngoài cơ thể chiếm trên 20% tổng dân số. Con số này lên tới trên 80% đối với những người thường xuyên làm việc trong cơ sở y tế. Như bác sĩ, y tá, bệnh nhân điều trị nội trú dài hạn…
  • Những người thường xuyên phải sử dụng bơm kim tiêm, truyền mạch như bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân chạy thận, người tiêm chích ma túy… cũng có khả năng cao nhiễm bệnh.
  • Có rất nhiều người có vi khuẩn tụ cầu vàng ngoài da nhưng không bao giờ bị nhiễm khuẩn. Một khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thì khả năng cao vi khuẩn tụ cầu vàng đã tồn tại trong họ rất lâu rồi.

Vi khuẩn tụ cầu vàng có sức sống mãnh liệt trong không khí. Nên có thể tồn tại rất lâu bên ngoài cơ thể và các vật dụng mà người có vi khuẩn tụ cầu vàng sử dụng.

Vì vậy con đường thường xuyên nhất dẫn đến sự lây lan vi khuẩn tụ cầu vàng là từ việc tiếp xúc trực tiếp. Việc sử dụng chung các vật dụng mà người có tụ cầu vàng sử dụng cũng có khả năng gây ra sự lây lan tụ cầu vàng.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng

Một khi đã xâm nhập vào trong cơ thể, vi khuẩn tụ cầu vàng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng khiến cho người bệnh mắc viêm nội tâm mạc. Nặng hơn là nhiễm trùng màng tim khiến cho tính mạng bị đe dọa.

Một số triệu chứng của việc cơ thể đã bị nhiễm trùng do khuẩn tụ cầu vàng là:

1. Nhiễm trùng da:

Cơ thể xuất hiện mụn, tróc lở, nhọt có mủ dẫn đến đau đớn cho bệnh nhân. Các dịch mủ từ nhọt và vết tróc bị vỡ ra dẫn tới tình trạng lưu mủ. Viêm mô tế bào khiến cho các tầng hạ bì dưới da cũng bị nhiễm trùng. Gây các vết đỏ và sưng tấy.

Độc tố sản sinh từ vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây hội chứng bỏng da. Thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi đó, da sẽ mẩn đỏ, có nhiều mụn mủ đi cùng với sốt và để lại những vết như sẹo bỏng trên da.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.

2. Ngộ độc thực phẩm:

Khi ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, cơ thể sẽ bị ngộ độc và ngộ độc do tụ cầu vàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của các ca ngộ độc thông thường.

Triệu chứng ngộ độc diễn ra rất nhanh trong vòng vài giờ sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm. Nhiễm tụ cầu khuẩn trong thực phẩm rất ít khi gây ra sốt. Khi nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng trong thức ăn, bệnh nhân thường có dấu hiệu: buồn nôn và nôn, tiêu chảy, hạ huyết áp…

3. Nhiễm trùng máu:

Vi khuẩn tụ cầu vàng đi vào máu gây ra nhiễm trùng trong máu. Khi đó cơ thể có những biểu hiện sốt cao và huyết áp thấp. Vi khuẩn tụ cầu sau khi đi vào máu có thể di chuyển tới khắp cơ thể. Dẫn tới những biến chứng từ nội tạng và sốc đột ngột do nhiễm khuẩn.

4. Viêm khớp:

Tụ cầu vàng cũng là một trong những nguy cơ gây ra viêm khớp ở đầu gối, mắt cá, khuỷu tay… Các dấu hiệu để nhận biết viêm khớp do tụ cầu vàng là sưng khớp, đau nhức khớp đi kèm với sốt.

Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng

Hiện nay có một số phương pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng gây ra. Dưới đây là điểm hình một số phương pháp thường được sử dụng nhất:

1. Sử dụng thuốc kháng Sinh:

Tụ cầu vàng có khả năng kháng rất nhiều loại kháng sinh hiện tại. Đặc biệt là các kháng sinh thuộc nhóm Methicillin. Vì vậy cần sử dụng các loại kháng sinh thích hợp và đủ liều lượng. Để điều trị nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng một cách dứt điểm.

2. Rạch vết thương để hở:

Truong trường hợp vết thương bị nhiễm khuẩn, áp xe thì sẽ phải rạch để dịch thoát ra ngoài.

3. Loại bỏ thiết các thiết bị có nguy cơ gây nhiễm khuẩn:

Các vết nhiễm trùng do tụ cầu vàng cần phải xử lý bằng cách loại bỏ hết dịch mủ. Đi kèm với với đó là cần loại bỏ các tác nhân lây truyền vi khuẩn tụ cầu vàng trên cơ thể như kim tiêm, kim truyền, bộ phận cơ thể giả…

Cách phòng ngừa vi khuẩn tụ cầu vàng

Dưới đây là những cách giúp phòng tránh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng:

Nên có những biện pháp phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng trong cộng đồng. Đặc biệt là sử dụng vật dụng bảo hộ đối với những người có nguy cơ cao lây nhiễm vi khuẩn. Đối với các dụng cụ y tế, dụng cụ bảo hộ cần phải được khử trùng trước khi sử dụng và xử lý đặc biệt sau khi sử dụng.

Cần vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Các vết thương hở cần lập tức được xử lý và băng bó để tránh lây nhiễm vi khuẩn. Quần áo, vật dụng cá nhân nên hạn chế sử dụng chung.

Giặt quần áo, ga giường thường xuyên bằng nước và bột giặt có tác dụng diệt khuẩn. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt.

Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Vì thế nên chúng ta cần thực hiện những việc giúp phòng ngừa vi khuẩn tự cầu vàng để bảo vệ cho chính gia đình và người thân.

Hy vọng bài viết này đã giúp quý vị có những hiểu biết thiết thực về tụ cầu vàng và cách phòng tránh loại vi khuẩn nguy hiểm này!

5/5 - (2 bình chọn)