Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh thường gặp ở bệnh hậu môn mà đối tượng dễ mắc bệnh nhất lại là trẻ nhỏ.
Liệu bạn đã biết đâu là nguyên nhân gây bệnh và làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả nhất hay chưa? Hãy cùng MedSVIT tìm hiểu về căn bệnh này. Để hiểu hơn về bệnh cũng như có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất nhé.
Nội dung bài viết:
Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?
Bệnh gây ra do niêm mạc hậu hôn có vết rách. Bệnh xảy ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng gây đau rát hậu môn và có thể khiến chảy máu khi đi tiêu.

Nếu bị nhẹ bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có trường hợp bệnh sẽ thành mãn tính và buộc phải phẫu thuật. Chính vì vậy chúng ta không thể chủ quan với căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn

Một số nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn có thể kể đến như:
- Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng.
- Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn.
- Thiếu máu tại chỗ khiến cho ổ loét không lành được. Còn gọi là loét thiếu máu.
- Bệnh Crohn hoặc do các bệnh như ung thư hậu môn – trực tràng, viêm đại tràng.
- HIV, giang mai, lao hậu môn – trực tràng.
- Yếu tố cơ địa.
- Chấn thương: sau khi rặn sinh, hẹp hậu môn, sau mổ cắt trĩ, phân quá lớn hoặc quá cứng.
Ngoài các nguyên nhân trên thì còn do một vài nguyên nhân khác như quan hệ tình dục ngã hậu môn, tiêu chảy kéo dài, táo bón.
Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn
Vì có chung triệu chứng chảy máu trực tràng nên đôi khi bệnh nứt hậu môn bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Muốn biết mình có bị nứt hậu môn hay không? Bạn cần xem mình có những biểu hiện dưới đây hay không.
- Đau dữ dội ở vùng hậu môn khi đi tiêu, có thể kéo dài vài giờ đồng hồ sau đó. Sau khi đi tiêu có cảm giác nóng rát.
- Cơn đau có thể gây nên nỗi sợ đại tiện khiến người bệnh xanh xao, mất ngủ ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần.
- Chảy máu khi đi đại tiện.
- Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở quanh hậu môn.
- Có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy vết rách quanh hậu môn.
- Gần vị trí vết nứt thường có da thừa và nhú hậu môn phì đại.
Phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do tiêu chảy hoặc táo bón và người bệnh tự cải thiện được tình trạng này. Thì bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần.
Thế nhưng nếu sau 6 – 8 tuần mà bệnh không thuyên giảm. Thì bạn cần được điều trị. Phương pháp sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

1. Điều trị không phẫu thuật
- Thay đổi lối sống: thường xuyên tập thể dục, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ.
- Ngâm hậu môn: dùng nước ấm để ngâm hậu môn mỗi lần 10 – 20 phút, ngày nhiều lần. Chỉ dùng nước sạch để vệ sinh hậu môn.
- Sử dụng các loại thuốc làm mềm phân.
- Sử dụng các loại thuốc dạng kem để bôi hậu môn để làm giảm cảm giác khó chịu như oxit kẽm, Anusol-HC,…
- Sử dụng thuốc chẹn kênh calci: diltiazem và nifedipin dạng uống hoặc có thể nghiền thành dạng gel dùng để bôi vào vết nứt. Thuốc sẽ làm giãn cơ thắt.
2. Phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh được điều trị nội khoa nhưng bệnh không thuyên giảm. Thì sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng như:
- Mở cơ thắt trong bằng hóa chất: dùng Botulinum A hoặc Nitroglycerin gây liệt tạm thời cơ thắt trong.
- Phương pháp này giúp nứt kẽ hậu môn tự lành nhưng nó gây nên tác dụng phụ là khiến người bệnh đau đầu.
- Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong.
- Phẫu thuật mở cơ thắt trong.
- Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại.
- Nong hậu môn.
Cách phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn
Để có thể phòng tránh cũng như ngăng ngừa được căn bệnh nứt kẽ hậu môn. Thì chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Tập cho bản thân mình thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào một giờ nhất định.
- Nếu bị táo bón thì không nên gắng sức rặn mà hãy dùng nước muối ấm để thụt tháo phân.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Lau khô hậu môn bằng vải sạch sau khi vệ sinh sạch sẽ. Không để hậu môn bị ẩm ướt sẽ khiến cho hậu môn bị viêm nhiễm.
- Chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung chất xơ từ rau xanh. Ăn nhiều các loại củ như khoai lang, khoai môn, củ cải,…
- Hạn chế những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Không hút thuốc lá, hạn chế uống cà phê, rượu bia.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày bởi nước sẽ giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột. Thay vì uống nước lọc bạn cũng có thể uống nước hoa quả hoặc nước ép rau củ,…
- Vận động thể dục, thể thao mỗi ngày.
- Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm loét đại tràng hay viêm hậu môn. Thì cần điều trị ngay để tránh viêm loét và rò hậu môn.
Làm tốt theo các biện pháp phòng ngừa như trên bạn sẽ bảo vệ mình khỏi căn bệnh nứt kẽ hậu môn. Trong trường hợp thấy có những biểu hiện nghi bị bệnh. Bạn đừng ngần ngại mà hãy đến khám tại các cơ sở y tế gần nơi bạn sinh sống. Để kịp thời phát hiện bệnh mà có phương án điều trị phù hợp nhất.