Sâu răng là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Có những người chăm sóc răng miệng rất cẩn thận nhưng vẫn không hiểu vì sao răng vẫn bị sâu.
Có người lại xem nhẹ việc bảo vệ sức khỏe răng miệng vì nghĩ rằng răng sâu không nguy hiểm? Không làm đảo lộn cuộc sống. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh sâu răng này nhé.
Nội dung bài viết:
Tổng quan về bệnh sâu răng
Các vi khuẩn ở mảng bám xung quanh răng khiến cho răng bị tổn thương mất mô và gây nên tình trạng sâu răng. Tình trạng này rất dễ xảy ra ở những người vệ sinh răng miệng không tốt. Uống nhiều đồ uống có đường, thường xuyên ăn vặt… Chính vì vậy mà bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu.

Răng sâu không chỉ gây đau mà còn khiến bạn có nguy cơ mất răng. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tốn kém trong điều trị và gây khó khăn trong việc ăn uống.
Nguyên nhân gây bệnh sâu răng
Nguyên nhân gây sâu răng có rất nhiều. Chúng tiến triển dần theo thời gian nếu như không được điều trị sớm.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
1. Mảng bám:
Khi người bệnh ăn nhiều đường và tinh bột nhưng sau đó không làm sạch răng. Chúng sẽ tạo thành các mảng bám bao quanh răng. Lâu ngày, chúng cứng lại và trở thành cao răng. Lớp cao răng trở thành một lá chắn vững chắc cho vi khuẩn.
2. Không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách:
Đây là nguyên nhân khiến mảng bám tích tụ lại quanh răng. Răng không được vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
3. Ăn thực phẩm, đồ uống dễ gây sâu răng:
Các thực phẩm như ngũ cốc, kẹo cứng, kem, mật ong, bánh cookies, socola, đường, sữa rất dễ bám vào răng. Nếu bạn ăn nhiều những thực phẩm này thì nguy cơ răng bị sâu sẽ cao hơn những người khác.
4. Một số nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân chính trên đây, thì chúng ta cũng thường gặp bệnh sâu răng bởi các nguyên nhân sau đây:
- Thường xuyên ăn vặt.
- Thiếu nước dẫn đến thiếu nước bọt khiến răng mất đi một lá chắn bảo vệ.
- Hàm răng thô hoặc yếu khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào bề mặt răng.
- Do lây nhiễm vi khuẩn sâu răng từ người khác.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Tụt nướu thường gặp ở người lớn tuổi.
Triệu chứng của bệnh sâu răng
Tùy thuộc vào mức độ và vị trí của răng sâu mà triệu chứng của bệnh khác nhau. Người bệnh có thể không thấy bất cứ triệu chứng gì ở giai đoạn đầu. Đến khi răng sâu nặng các triệu chứng mới bộc lộ một cách rõ rệt như:
- Đau răng: mức độ tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
- Răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt.
- Khi ăn hoặc uống đồ ngọt, đồ nóng hoặc lạnh cũng gây đau.
- Nhìn vào răng có thể thấy các lỗ hổng.
- Trên bề mặt của răng có các vết đen, trắng hoặc nâu.
- Khi cắn có cảm giác đau.
Phương pháp điều trị bệnh sâu răng
Việc điều trị sâu răng cũng tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng hiện nay là:
1. Điều trị bằng Florua:
Phương pháp điều trị bằng Florua thường được áp dụng khi răng mới chớm sâu. Phương pháp này giúp khôi phục lại men răng.
2. Trám răng:
Đối với phương pháp trám răng được áp dụng khi sâu răng đã vượt qua giai đoạn sớm. Chất trám có thể là sự kết hợp của một số vật liệu, hỗn hợp sứ, nhựa composite có màu răng.

3. Bọc răng sứ:
Bọc răng sứ cũng là phương pháp được áp dụng khi răng đã bị sâu trên diện rộng hoặc răng yếu. Lớp răng sứ bọc bên ngoài sẽ giúp bảo vệ răng của bạn. Răng sứ có thể làm bằng sứ nung chảy với kim loại, sứ cường độ cao, vàng,…
4. Nhổ răng:
Cuối cùng đó chính là nhổ răng đây là phương pháp cuối cùng được áp dụng. Nếu không thể áp dụng được các phương pháp trên. Sau nhổ răng sâu bạn nên trồng răng giả nếu không muốn các răng khác bị xô lệch.
Cách phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả
Để ngăn ngừa bệnh sâu răng bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Đánh răng sáng tối và sau khi ăn với kem đánh răng có fluoride ít nhất 2 lần/ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng sau khi ăn.
- Sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride.
- Khám răng định kì để phát hiện sớm yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nước có chứa fluoride.
- Tránh ăn vặt thường xuyên, đặc biệt là hạn chế những thực phẩm chứa đường, nước ngọt có gas bởi khi ấy răng sẽ liên tục bị tấn công.
- Ăn những thực phẩm có lợi cho răng: những thực phẩm như kẹo cao su không đường, trà, cà phê không đường, rau quả tươi, trái cây giúp rửa trôi các mảng bám trên răng.
Các biện pháp trên đây sẽ giúp bạn phòng ngừa sâu răng một cách hiệu quả. Quan trọng nhất là bạn vẫn phải vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đánh răng đúng cách bằng bàn chải mềm và sử dụng kem đánh răng vừa sâu răng.
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa sâu răng bạn cũng nên thường xuyên tự kiểm tra răng của mình. Nếu thấy răng ê buốt, đau nhức gây khó khăn trong việc ăn uống hoặc có màu sắc bất thường trên răng. Thì bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Tránh việc tự chữa răng sâu tại nhà không đúng cách, không hiệu quả có thể khiến bạn mất răng vĩnh viễn.