Các triệu chứng bệnh hoái hóa khớp gối và phương pháp điều trị

Khớp gối là một trong những khớp vô cùng quan trọng. So với các khớp khác thì khớp gối là khớp vận động nhiều nhất và chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể.

Vì vậy mà khớp gối cũng rất dễ bị thoái hóa. Làm thế nào để phòng tránh được căn bệnh thoái hóa khớp gối? Và nếu bị thì điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Đây là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối. Ban đầu bề mặt sụn khớp có sự biến đổi. Tiếp theo đến bề mặt khớp biến đổi. Các gai xương hình thành dẫn đến khớp bị biến dạng.

Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?

Bệnh càng tiến triển nặng thì dịch khớp càng kém. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau ở đầu gối mỗi khi vận động.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Đối tượng dễ mắc bệnh này nhất là những người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do khớp gối bị lão hóa bởi tuổi tác. Đặc biệt nguy cơ cao hơn ở những người béo phì, đứng lâu. Làm công việc phải mang vác nhiều hay lao động chân tay nặng nhọc.

Các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương khớp: nứt, vỡ xương bánh chè; vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày; đứt dây chằng khớp gối,…
  • Viêm nhiễm gây ra tổn thương ở khớp gối.
  • Chấn thương xương chậu, xương đùi,…

Triệu chứng gây bệnh thoái hóa khớp gối

Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như:

  • Đau khớp gối: đau nhiều vào ban đêm, đau một vài điểm hoặc đau xung quanh khớp gối. Đi lại nhiều hoặc lúc lên xuống cầu thang, lên dốc thì cảm giác đau nhiều hơn.
  • Khớp gối bị tràn dịch hoặc bị viêm khiến nó sưng to. Cơn đau sẽ giảm nếu được chọc hút dịch nhưng chỉ là tạm thời.
  • Biểu hiện cứng khớp rõ nhất lúc vừa ngủ và lúc sáng sớm. Biểu hiện này xuất hiện khi bệnh đã trở nặng.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

Thông qua nguyên nhân gây bệnh chúng ta có thể rút ra những đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này là:

  • Người lớn tuổi, người già là đối tượng có nguy cơ cao nhất.
  • Những người lao động chân tay, phải mang vác nhiều, mang vác nặng nhọc.
  • Những người bị béo phì.
  • Những người từng bị chấn thương như vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi, đứt dây chằng khớp gối.

Biện pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán một người có mắc căn bệnh này hay không các bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp như:

  • Thăm khám toàn thân hoặc thăm khám khớp gối.
  • Thực hiện các xét nghiệm tùy thuộc vào tình trạng bệnh như chụp cộng hưởng từ MRI. Chụp cắt lớp vi tính CT, chụp X-quang.
  • Nếu khớp bị sưng bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm khớp. Trong điều kiện vô trùng tuyệt đối người bệnh có thể sẽ được chọc hút thăm dò.

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Sau khi được chẩn đoán bệnh và biết được mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp với mức độ đó. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay:

  • Yêu cầu bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều, vận động mạnh hay làm việc quá sức. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tập luyện đúng phương pháp để không bị rơi vào trạng thái cứng khớp hay teo cơ. Bên cạnh đó, chế độ ăn của người bệnh thoái hóa khớp gần đủ chất. Bổ sung thêm khoáng chất và canxi giúp tái tạo sụn khớp.
  • Đối với người bệnh mà nguyên nhân là do béo phì thì trước tiên cần được điều trị giảm cân đúng cách.
  • Điều trị khớp gối bằng các phương pháp không dùng thuốc chẳng hạn như cấy chỉ, thủy châm, điện châm, châm cứu.
  • Một vài trường hợp bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, thay khớp gối.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa ở khớp gối gây ảnh hưởng lớn đến vận động của người bệnh. Chính vì vậy mà bạn cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể để bảo vệ bản thân mình. Dưới đây là một vài biện pháp phòng ngừa bệnh mà bạn nên áp dụng:

1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với mỗi người để có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chế độ ăn nên bổ sung thêm cá nước lạnh và thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega-3. Các thực phẩm mà bạn nên ăn thường xuyên là cua, tôm, thịt lợn, sườn bê, sườn bò, xương ống…

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối.

2. Chế độ lao động

Cần tránh vận động quá sức bởi làm vậy sẽ khiến khớp gối quá tải. Cũng không nên lười vận động bởi không vận động có thể gây nên tình trạng khô khớp.

Điều bạn cần làm là thường xuyên luyện tập thể dục với cường độ phù hợp với thể trạng của mình. Nó giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn và duy trì sự dẻo dai của khớp gối.

Với các biện pháp trên đây, bạn sẽ giúp bản thân phòng ngừa được bệnh thoái hóa khớp. Trong trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kịp thời điều trị bệnh. Bệnh cần được điều trị sớm để không làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bạn.

5/5 - (2 bình chọn)