Hiện nay hầu hết mọi người đều thường gặp các triệu chứng như đau nhức, cảm sốt thông thường. Thay vì đến các cơ sở y tế mọi người lại lựa chọn các loại thuốc giảm đau trong số đó có thuốc Paracetamol.
Vậy Paracetamol là thuốc gì? Công dụng của nó ra sao? Sử dụng nó như thế nào là hợp lý? Tất cả các thắc mắc đó sẽ được thư viện y khoa MedSVIT giải đáp qua bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé.
Nội dung bài viết:
Paracetamol là thuốc gì?
Paracetamol là một loại thuốc không được kê trong các đơn thuốc. Nhưng lại được sử dụng rộng rãi với công dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả.
Paracetamol không có hoạt tính kháng viêm và không gây tổn thương cho đường tiêu hóa và tim. Nên thường được sử dụng ở những trường hợp bị đau nhẹ hoặc vừa.

Dạng bào chế của thuốc Paracetamol
Paracetamol có nhiều dạng bào chế với hàm lượng khác nhau như:
- Dạng viên nén với hàm lượng 325mg và 500mg.
- Dạng gel dùng cho đường uống có hàm lượng 500mg.
- Dạng dung dịch có hàm lượng 160mg/5ml (120ml và 473ml), 500mg/5ml(240ml).
- Dạng siro biệt dược Triaminic dành cho trẻ nhỏ dùng để giảm đau hạ sốt với hàm lượng 160mg/5ml (118ml).
Tác dụng của thuốc Paracetamol
Phần dưới đây thư viện y khoa MedSVIT sẽ giới thiệu công dụng của thuốc. Cũng như các đối tượng được sử dụng loại thuốc này và đối tượng nào không được sử dụng nó.
1. Tác dụng của thuốc Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng để điều trị các bệnh có tình trạng đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt.
Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng giảm đau với những bệnh nhân có tình trạng viêm khớp nhẹ. Đối với các trường hợp nặng hơn thuốc sẽ không có hiệu quả nhiều.
2. Chỉ định của thuốc Paracetamol
Với tác dụng giảm đau, hạ sốt thuốc được chỉ định cho các trường hợp như sốt cao do cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan….
Ngoài ra Paracetamol còn có tác dụng giảm đau tạm thời đối với các cơn đau có mức độ trung bình và nhẹ như đau đầu, đau bụng kinh, đau răng, đau nhức xương khớp.
3. Chống chỉ định của thuốc Paracetamol
Tuy là loại thuốc được sử dụng rộng rãi thế nhưng có những trường hợp sau chống chỉ định với Paracetamol như: người mắc các bệnh về tim, gan, thận, phổi. Hay những người bị thiếu máu nhiều lần và những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
4. Tác dụng phụ khi sử dụng Paracetamol
Một số tác dụng phụ thường xuất hiện khi sử dụng thuốc như: nổi mề đay, khó thở, sưng các vùng mặt, môi, lưỡi và cổ họng.
Khi gặp các dấu hiệu nếu trên bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến các trung tâm y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xảy ra như: số nhẹ đi kèm buồn nôn, đau dạ dày, chán ăn, nước tiểu có màu sẫm, vàng da.
Liều dùng thuốc Paracetamol và cách sử dụng
Do Paracetamol có nhiều dạng bào chế khác nhau nên cách sử dụng cũng khác nhau, cụ thể như:
- Viên dạng nén: dùng uống trực tiếp với nước lọc.
- Viên dạng sủi và thuốc bột: cho viên sủi vào 200ml nước. Đợi đến khi viên sủi hoàn tan là có thể uống được. Thuốc bột hòa với khoảng 100ml nước sôi để nguội.
- Dạng Siro: Đo lượng thuốc cần uống theo cốc đã được cho sẵn và uống trực tiếp.
- Dạng đặt hậu môn: Bóc vỏ viên thuốc và đặt sau hậu môn, dùng tay ép chặt hậu môn trong vài phút để viên thuốc đi sâu vào bên trong.
- Dạng thuốc tiêm: Hầu hết chỉ sử dụng trong các cơ sở y tế.
Liều lượng sử dụng loại thuốc này cũng tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe để sử dụng.
1. Đối với người lớn:
- Dạng thuốc uống có thể dùng 1-2 viên/lần (tương đương 500mg/viên) và dùng trong 4-6 giờ, không dùng quá 4g.
- Đối với thuốc đặt chỉ sử dụng 325-650mg/lần và chỉ sử dụng trong vòng 4-6 giờ, không được dùng quá 4g.
2. Đối với trẻ nhỏ:
- Chỉ được dùng từ 10-15mg/kg/lần, dùng 3-4 lần/ngày và không được dùng quá 60mg/kg/ngày.
- Trẻ em trên 12 tuổi dùng liều lượng thuốc như người trưởng thành.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
Chính vì loại thuốc này không có trong chỉ định kê đơn của bác sĩ. Nên người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng thuốc:
1. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Tuy chưa xác định được tính an toàn khi sử dụng Paracetamol trong quá trình mang thai. Thế nhưng nó rất có thể có những tác dụng không mong muốn đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết.
Đối với phụ nữ cho con bú các nghiên cứu y tế chưa tìm ra được các tác dụng không mong muốn của trẻ nhỏ khi bú mẹ.
2. Khi bị ngộ độc thuốc cần phải làm gì?
Ngộ độc Paracetamol có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc có chứa Paracetamol và khoảng cách sử dụng các liều thuốc quá ngắn.
Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài cũng có thể gây ra ngộ độc. Những trường hợp uống quá liều tỉ lệ ngộ độc cực kỳ cao.
Một số triệu chứng để nhận biết ngộ độc như:
- Sau 24h đầu tiên người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, chán ăn, người xanh xao.
- Men gan tăng lên nhanh chóng, các chức năng gan bị suy giảm, có thể dẫn đến hôn mê.
Khi bị ngộ độc Paracetamol người bệnh cần:
- Đến ngay bệnh viện gần nhất trong thời gian sớm nhất.
- Tiến hành rửa dạ dày theo chỉ định của bác sĩ và dùng N-acetylcystein để giải độc Paracetamol. Hoặc có thể dụng thuốc tẩy muốn và than hoạt tính để giảm hấp thụ Paracetamol.
- Điều trị các triệu chứng kết hợp với việc bảo toàn chức năng hô hấp.
3. Một số lưu ý khác người bệnh cần chú ý
- Không sử dụng thuốc quá 10 ngày cho người lớn và 5 ngày cho trẻ em. Trừ các trường hợp được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Paracetamol sẽ che lấp các dấu hiệu nhiễm trùng và triệu chứng của bệnh ác tính. Nên trong quá trình chẩn đoán người bệnh nên tạm dừng sử dụng thuốc 1 thời gian trước khi gặp bác sĩ.
- Nếu uống các loại đồ uống có cồn trong quá trình sử dụng thuốc sẽ làm tăng độc tính cho gan.
- Nếu bạn điều trị song song với các loại thuốc khác. Bạn cần thông báo cho nhân viên y tế để tránh việc ngộ độc thuốc.
Cách bảo quản thuốc Paracetamol
Paracetamol nên được bảo quản ở nhiệt độ 26 độ C. Tránh nơi ẩm thấp và ánh nắng mặt trời. Thuốc đặt hậu môn có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Khi thuốc có dấu hiệu ẩm mốc và biến đổi màu sắc kèm với việc có mùi lạ. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng.

Giá bán thuốc Paracetamol trên thị trường
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Paracetamol bán tại các hiệu thuốc. Nên nhiều người thường không nắm được giá của các loại thuốc này.
Trên thị trường hiện nay giá thuốc Paracetamol dạng viên khá rẻ khoảng 200-500 đồng/ viên. Thuốc dạng gói có giá dao động từ 1.200đ đến 2.000đ/gói. Thuốc giảm đau hạ sốt dạng dung dịch truyền có giá dao động từ 36.000đ đến 50.000đ/ chai.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất mà thư viện y khoa MedSVIT cung cấp đến bạn đọc. Nếu muốn tìm hiểu thêm các loại thuốc điều trị khác. Bạn vui lòng truy cập vào để biết thêm chi tiết. Chúc bạn mạnh khỏe!