Tứ chứng Fallot là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tứ chứng Fallot là một trong những căn bệnh hiếm gặp liên quan đến tim xuất hiện ngay từ khi mới sinh ra. Tình trạng này khiến cho oxy trong máu bị nghèo đi. Ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng người bệnh và có những chuyển biến xấu.

Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tứ chứng Fallot này như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của MedSVIT. Mời bạn tham khảo để có thêm các thông tin chi tiết.

Tứ chứng Fallot là gì?

Bệnh tứ chứng Fallot căn bệnh bẩm sinh, khi tim có 4 khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến cấu trúc tim như:

  1. Tim có lỗ thông giữa 2 tâm thất gọi là thông liên thất.
  2. Tâm thất bên phải dày và lớn hơn gọi là phì đại thất phải.
  3. Động mạch chủ nằm trên vách liên thất.
  4. Tắc nghẽn máu ở tâm thất phải gọi là hẹp phễu động mạch phổi.

Tùy vào mức độ bệnh mà có thể phát hiện ngay từ khi đang giai đoạn bào thai, mới sinh ra hoặc đến tuổi trưởng thành.

Tổng quan về bệnh tứ chứng Fallot.

Mặc dù có thể can thiệp phẫu thuật để giúp người bệnh trở về cuộc sống bình thường. Nhưng không thể làm những việc nặng và cần phải được chăm sóc y tế suốt cả cuộc đời.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tứ chứng Fallot

Hiện nay vẫn chưa xác minh được nguyên nhân cụ thể. Bởi nó được hình thành từ trong bào thai. Theo nghiên cứu y khoa, căn bệnh này có thể là xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

1. Dinh dưỡng kém

Thai nhi sẽ hình thành từng bộ phận và hoàn thiện theo từng thời kỳ. Tuy nhiên nếu nguồn dinh dưỡng từ người mẹ không đủ cũng sẽ thiếu hụt dưỡng chất hình thành dị tật bẩm sinh.

2. Nhiễm virus

Nhiễm virus cũng là một trong những nguyên nhân hình thành tứ chứng Fallot. Virus này thường là do người mẹ nhiễm siêu vi như Rubella truyền sang con trong giai đoạn thai nhi đang hoàn thiện tim. Nên gây ra các khiếm khuyết như tâm thất có lỗ thông, tâm thất phát triển không đều….

Một số nguyên nhân dẫn tới bệnh tứ chứng Fallot.

3. Rối loạn gen

Rối loạn gen cũng được xếp vào trong những nguyên nhân gây ra 4 khiếm khuyết ở tim. Có thể là do bố hoặc mẹ mắc tứ chứng này nên đứa trẻ sinh ra cũng bị.

Triệu chứng của bệnh tứ chứng Fallot

Với căn bệnh này, mọi người có thể dựa vào một số triệu chứng, biểu hiện bệnh sau đây. Để kịp thời phát hiện và thăm khám kịp thời. Càng can thiệp sớm thì càng giúp được người bệnh sớm có cuộc sống bình thường hơn:

  • Khó thở hoặc thở khó nhanh, gấp, nhất là lúc ăn hoặc khi vận động mạnh. Do máu lưu thông đến phổi bị tắc nghẽn.
  • Da, môi, móng tay, móng chân có màu xanh hoặc tím do trong máu không mang đủ lượng oxy cần thiết.
  • Hay ngất xỉu, co giật hoặc một số trường hợp nặng sẽ bị mất ý thức tạm thời.
  • Tăng cân chậm hoặc không tăng cân, cơ thể luôn mệt mỏi, dễ bị kích động.
  • Những người mắc tứ chứng Fallot này thường có ngón tay hoặc ngón chân hình dùi trống.

Phương pháp điều trị bệnh tứ chứng Fallot

Hiện nay, tứ chứng Fallot để điều trị người ta sẽ áp dụng cách phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu thuật.

Cụ thể như:

1. Phẫu thuật tạm thời

Đây là thủ thuật tiến hành để giải quyết tạm thời khi trẻ chưa đủ sức khỏe để phẫu thuật trực tiếp ở tim. Nhất là ở những trẻ sinh non, hoặc đủ tháng nhưng yếu.

Phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành tạo 1 đường vòng. Cầu nối giữa động mạch phổi và động mạch chủ ở tim. Mục đích chính để giúp lượng máu lưu thông đến phổi nhiều hơn để lấy được nhiều oxy vào máu. Giúp trẻ phát triển ổn định và có sức khỏe để tiến hành mổ tim phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị bệnh tứ chứng Fallot.

2. Sửa trực tiếp ở tim

Phẫu thuật sửa tim sẽ phải được tiến hành trong năm đầu tiên của trẻ. Có thể làm luôn nếu em bé có đủ sức khỏe. Hoặc làm sau khi em bé làm phẫu thuật tạm thời và có tiến triển tốt.

Thực hiện sửa trực tiếp ở tim, các bác sĩ sẽ đặt 1 tấm phủ lên chỗ thông của 2 tâm thất. Nong rộng mạch phổi để giúp lượng máu lưu thông nhiều hơn. Lấy được nhiều oxy hơn làm giảm các triệu chứng ở trẻ.

Sau khi phẫu thuật phải được chăm sóc đặc biệt và cần phải theo dõi thường xuyên. Như vậy để đảm bảo không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra. Chế độ ăn uống hợp lý, tránh vận động mạnh và phải kiểm tra định kỳ.

Một số lưu ý để phòng tránh căn bệnh này

Để có thể phòng tránh tối đa tình trạng mắc tứ chứng Fallot. Thì ngay từ khi  mang thai, người mẹ cần phải chú ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn mang thai.
  • Tiêm phòng chống sởi, rubella trước khi mang thai 6 tháng để tránh nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia và các chất kích thích trong suốt thời kỳ mang thai.
  • Thăm khám và sàng lọc dị tật thai nhi để có những phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tứ chứng Fallot mà MedSVIT tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn. Từ đó có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị tích cực hơn. Cảm ơn bạn đã đọc tin.

5/5 - (1 bình chọn)