Là một bệnh xảy ra khi thành niêm mạc họng bị viêm cấp tính do các tác nhân bên ngoài. Bệnh viêm họng cấp gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Và sự phiền toái trong cuộc sống của người mắc bệnh.
Để có cái nhìn chính xác nhất về căn bệnh phổ biến này. Mời quý vị cùng theo dõi bài viết này để bổ sung cho mình những kiến thức căn bản nhất về bệnh viêm họng cấp tính.
Nội dung bài viết:
Viêm họng cấp tính là gì?
Viêm họng cấp tính là một bệnh viêm tại vùng niêm mạc họng khi bị xâm nhập. Bởi vi khuẩn, virus hoặc các nhân gây hại khác như chất độc hóa học, khói bụi, dị ứng…
Người bệnh mắc viêm họng thường gặp rất nhiều phiền toái trong quá trình sinh hoạt. Khi lúc nào cũng cảm thấy khó chịu ở vùng cổ, đau khi nói dẫn tới ngại giao tiếp.

Hầu hết các trường hợp viêm họng cấp đều có thể tự chữa trị bằng các loại thuốc kháng viêm hay kháng sinh thông thường.
Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh có thể diễn biến nặng hơn gây ra bệnh viêm họng mãn tính. Và dẫn tới những hậu quả khôn lường về sức khỏe.
Một số biến chứng nếu như không điều trị viêm họng kịp thời:
Biến chứng tại chỗ:
- Viêm sưng hoặc áp xe amidan, khoang họng.
Biến chứng lân cận:
- Có thể gây viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi, viêm tai…
Nguy hiểm hơn cả, nếu viêm họng có nguồn gốc do liên cầu tan huyết nhóm A (S. Pyogenes). Thì có thể gây viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim, cá biệt có thể gây nhiễm trùng máu.
Nguyên nhân của viêm họng cấp tính
Như đã nói ở trên, viêm họng cấp tính có nguyên nhân chủ yếu đến từ nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Hoặc sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lại khác, cụ thể:
1. Viêm họng cấp do vi khuẩn:
Gây ra sốt cao kéo dài và chỉ có thể thuyên giảm nếu điều trị đúng cách. Các loại vi khuẩn thường xuyên gây ra viêm học cấp là:
+ Liên cầu khuẩn (Streptococcus):
Là loại vi khuẩn được cho là chiếm tỷ lệ cao trong nguyên nhân gây ra viêm họng cấp. Liên cầu khuẩn gây ra viêm amidan kèm mủ, sốt cao, sưng hạch và gây ra các biến chứng cho cơ thể.
+ Bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae):
Thường gặp ở trẻ nhỏ, viêm họng cấp do vi khuẩn bạch hầu từng là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong ở trẻ nhỏ. Do tạo ra các niêm mạc trắng làm tắc nghẽn dẫn tới nguy cơ trẻ bị suy hô hấp.
+ Một số nhóm vi khuẩn khác:
Chlamydia, lậu cầu…

2. Viêm họng cấp do virus:
Gây ra sốt cao trong khoảng từ 3 -5 ngày, một số ca bệnh viêm họng do virus có thể tự khỏi. Nhưng đa phần vẫn cần được điều trị. Các loại virus thường gặp gây ra viêm họng cấp là:
- Adenovirus: Là nguyên nhân phổ biến của các trường hợp viêm họng do virus.
- Các virus cúm: Gây ra sốt cao, đau đầu, đau mỏi toàn thân.
- Epstein-Barr virus: Gây sưng hạch, viêm amidan có mủ.
- Herpes simplex virus: Gây ra các vết loét ở miệng.
3. Viêm họng cấp do các tác nhân ngoại lai khác:
Viêm họng có thể gây ra do cơ thể hít phải các chất độc do hút thuốc lá, các chất độc hóa học. Viêm họng do dị ứng, do ô nhiễm không khí, trào ngược dạ dày…
Triệu chứng của viêm họng cấp tính
Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết căn bệnh viêm họng cấp tính từ giai đoạn sớm nhất. Các bạn có thể tham khảo các triệu chứng dưới đây.
- Viêm họng cấp tính thường có những biểu hiện như sau:
- Sốt cao từ 39 – 40 độ C.
- Ăn ngủ kém.
- Đau đầu, đau nhức cơ thể.
- Cảm giác khó chịu ở cổ họng, sau đó chuyển đau rát họng đặc biệt khi ho hoặc nuốt.
- Ho khan.
- Khàn giọng.
- Nghẹt mũi.
- Chảy nước mũi.
- Niêm mạc họng sưng đỏ, xung huyết và có phù nề.
- Một vài trường hợp có thể sưng amidan, bề mặt amidan có dịch nhầy trong suốt hoặc có bựa trắng.
- Phù nề hạch cổ gây ra đau nhức.
Phương pháp điều trị viêm họng cấp
Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến để điều trị căn bệnh viêm họng cấp tính này. Đó chính là điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân. Và để tìm hiểu chi tiết về 2 phương pháp này. Các bạn có thể tham khảo ngay sau đây.
1. Điều trị triệu chứng:
Sử dụng các loại thuốc có tác dụng kháng viêm và hạ sốt như Paracetamol, Aspirin. Cần lưu ý khí sử dụng đối với các bệnh nhân bị đau dạ dày. Cần vệ sinh họng sạch sẽ, thực hiện súc họng, khí dung họng.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung nguyên tố vi lượng như vitamin, khoáng chất…

2. Điều trị nguyên nhân
Khi chưa có kết luận nguyên nhân gây bệnh thì bệnh nhân cần sử dụng các thuốc kháng sinh nhóm Beta Lactam. Hoặc các loại khác sinh phổ biến khác như Amoxicillin, cephalexin…
- Penicillin V dạng uống liều 50-100 UI/kg cho trẻ, liều 3 triệu UI cho người lớn. Chia 3 lần trong ngày, điều trị kéo dài trong vòng 10 ngày.
- Penicillin chậm Benzathine-Penicillin G liều 600.000UI cho trẻ dưới 30kg, liều 1,2 triệu UI cho trẻ trên 30kg và liều 2,4 triệu UI cho người lớn.
- Cephalosporin thế hệ 1, hoặc Penicillin A (Amoxicilline) dùng điều trị trong 10 ngày.
- Trường hợp dị ứng với các loại kháng sinh nhóm Penicillin thì có thể thay thế bằng nhóm Macrolid như Rulide, Zithromax, Dynapac, hay Josacine trong vòng từ 5-7 ngày
Cách phòng ngừa viêm họng cấp
Để phòng ngừa viêm họng cấp, chúng ta cần:
- Xúc miệng thường xuyên bằng nước muối.
- Uống nhiều nước.
- Không tiếp xúc, sử dụng chung vật dụng cá nhân với những người trong gia đình.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích.
- Tăng cường rau xanh và các thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc với những người đang có biểu hiện của viêm họng.
- Rèn luyện lối sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe, sức để kháng. Dọn dẹp khu vực sống sạch sẽ để hạn chế phát sinh virus, vi khuẩn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
Trên đây chúng ta đã cũng tìm hiểu những thông tin căn bản và hữu ích liên quan tới bệnh viêm họng cấp. Hy vọng với những kiến thức trên. Sẽ giúp quý vị có thể phòng ngừa cho bản thân và gia đình tránh mắc phải căn bệnh này.