Khí hậu biến đổi thất thường là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng mãn tính. Đầu tiên là viêm họng cấp tính. Sau đó chuyển biến nặng sẽ thành mãn tính. Và sẽ có những chuyển biến xấu nếu không được điều trị kịp thời.
Để giúp bạn hiểu được rõ hơn về căn bệnh viêm họng mãn tính này. Cũng như để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. MedSVIT sẽ tổng hợp tất cả những thông tin trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo.
Nội dung bài viết:
Bệnh viêm họng mãn tính là gì?
Viêm họng mãn tính là tình trạng cổ họng bị sưng, viêm diễn ra trong thời gian rất dài, thường là trên 1 tuần. Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và giao tiếp của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc và liên tục tái phát.

Thông thường, bệnh này được chia thành 4 thể bệnh dựa theo tình trạng tổn thương. Cụ thể như:
- Xung huyết: Thể bệnh này thường vào giai đoạn đầu của mãn tính. Họng sẽ đau rát, có màu đỏ do xuất hiện nhiều mạch máu.
- Xuất tiết: Xuất tiết chính là cổ họng xuất hiện nhiều dịch nhầy bám chặt.
- Quá phát: Nó còn có tên gọi khác là viêm họng hạt. Thường xuất hiện vào những lúc bệnh nặng quá mức. Cổ họng xuất hiện bạch huyết thành từng đám có kích thước khác nhau.
- Viêm họng teo: Thể trạng này thường xuất hiện ở người già, với niêm mạc họng bị teo lại, đóng vảy vàng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính thường xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 4 nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
1. Do không điều trị cấp tính dứt điểm
Đây là nguyên nhân đầu tiên cũng như phổ biến nhất dẫn đến mãn tính. Các triệu chứng bệnh lý của viêm họng cấp tính không được điều trị triệt để. Để quá lâu nên chuyển thành viêm mãn tính.
2. Ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm
Không khí bị ô nhiễm, lượng vi khuẩn tăng cao nên khi hít vào. Vi khuẩn sẽ bị tích tụ và sinh sôi tại niêm mạc họng. Gây nên căn bệnh viêm họng mãn tính.

3. Trào ngược dạ dày
Hội chứng bệnh lý trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng mãn tính này. Khi trào ngược các dịch vị từ dạ dày. Sẽ đưa theo vi khuẩn, axit lên và làm tổn thương cuống họng.
4. Do vệ sinh răng miệng kém
Một nguyên nhân khiến căn bệnh này trở nên khó chữa và dễ tái phát chính là do vệ sinh răng miệng kém. Khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh hơn. Gây ra các tổn thương niêm mạc họng
Triệu chứng bệnh rõ nét của viêm họng mãn tính
Để sớm phát hiện ra căn bệnh này sớm, mọi người có thể dựa vào một số triệu chứng, biểu hiện bệnh rõ nét như sau:
1. Ngứa, đau họng
Triệu chứng này gần như là đầu tiên, cũng như dễ nhận thấy nhất. Người bệnh sẽ có cảm giác vướng ở họng, ngứa, rát và đau họng nhiều lần trong ngày. Đặc biệt là vào buổi sáng, mức độ sẽ nặng hơn và kéo dài hơn.

2. Ho nhiều, dai dẳng
Triệu chứng tiếp theo là đó chính là ho nhiều và dai dẳng. Ho để giảm cơn ngứa, khó chịu ở họng và thường kéo dài trong nhiều ngày. Khạc đờm liên tục.
3. Mất giọng
Khàn giọng, mất giọng cũng là 1 biểu hiện của viêm họng giai đoạn mãn tính.
Ngoài ra ở một số bệnh nhân còn có biểu hiện, triệu chứng như: Vùng ngực bị nóng, rát, miệng đắng và có mùi hôi khó chịu,…
Phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm họng mãn tính
Bệnh này có nhiều cách điều trị khác nhau. Tùy vào thể trạng người bệnh và phản ứng với thuốc để lựa chọn cách chữa tốt nhất. Cụ thể như:
1. Chữa bằng thuốc tây
Hầu hết khi điều trị bệnh này tại bệnh viện mọi người thường được bác sĩ kê đơn kháng sinh để tiêu diệt và chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Tùy vào phản ứng của cơ thể mà có thể dùng kháng sinh dạng uống hoặc tiêm.
Tuy nhiên cách điều trị này chỉ ức chế tạm thời và bệnh có thể trở lại bất cứ lúc nào. Hơn nữa dùng kháng sinh phải đủ liều lượng nếu không, vi khuẩn, virus sẽ bị nhờn thuốc.
2. Chữa bằng đông y
Trong đông y, cách chữa chữa bệnh viêm họng cấp hay mãn tính đều tập trung vào các phương thuốc như: giải độc, tiêu viêm, tăng cường thể trạng. Chủ yếu là để cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại sự tấn công của virus.
3. Các phương thuốc trong dân gian
Cách điều trị này được sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà để hỗ trợ khắc phục tình trạng bệnh. Các phương thuốc dân gian được đánh giá là mang lại hiệu quả cao bao gồm:
- Mật ong: Mật ong có tính ấm, có thể sát khuẩn và hỗ trợ làm giảm sưng họng hiệu quả. Mọi người có thể pha va với nước ấm. Hoặc ngâm với gừng rồi ngậm nuốt từ từ trong 3 ngày liên tục.
- Tỏi: Tỏi là dược liệu có chứa vi lượng kháng sinh allicin nên có tính sát khuẩn rất tốt. Khi có biểu hiện ngứa, đau họng, bạn cắt nửa tép tỏi ngậm trong 5 – 10 phút.
- Nước muối giúp sát khuẩn vòm họng và chống nhiễm trùng
Cách phòng bệnh và chống tái phát sau khi điều trị hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh viêm họng mãn tính, bạn nên tuân thủ những lưu ý của chúng tôi sau đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày.
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh, hạn chế tối đa mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Điều trị tích cực các dấu hiệu bệnh lý của viêm họng cấp tính.
- Đeo khẩu trang khi ra đường, nhất là những vùng mức ô nhiễm tăng cao.
Như vậy, bệnh viêm họng mãn tính mà lâu nay mọi người vẫn coi nhẹ là một trong những bệnh nguy hiểm. Có những chuyển biến khó lường.
Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây. Có thể giúp cho bạn có cái nhìn chính xác hơn về căn bệnh này để có sự đề phòng tốt nhất.