Chúng ta đã từng nghe nói nhiều về căn bệnh viêm phế quản? Nhưng để hiểu rõ về căn bệnh này thì không phải ai cũng biết.
Rất nhiều người đã và đang mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào và làm sao để phòng ngừa bệnh? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để bảo vệ mình và người thân nhé.
Nội dung bài viết:
Viêm phế quản là gì?
Khi lớp niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm sẽ khiến cho các đường ống dẫn khí bị thu hẹp lại. Gây nên bệnh viêm phế quản. Lúc này đường khí cũng bị cản trở sự lưu thông bởi sự xuất hiện của các chất nhầy và dịch mủ.

Căn bệnh này được chia làm 2 loại là cấp tính và mãn tính. Người mắc bệnh cấp tính sự viêm nhiễm sẽ kéo dài trong vài tuần. Nhưng với người mắc bệnh mạn tính thì bệnh có thể kéo dài hàng năm trời.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên căn bệnh này. Nhưng có tới 90% nguyên nhân là do hệ miễn dịch suy yếu, viêm xoang, cảm cúm, viêm họng.

Bệnh không phân biệt độ tuổi nên bất cứ ai cũng có thể mắc, kể cả người già và trẻ nhỏ. Ngoài các nguyên nhân này thì còn có các nguyên nhân khác như:
- Thường xuyên hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động.
- Do ô nhiễm môi trường, sống ở nơi nhiều khói bụi, bụi bẩn.
- Do các loại hóa chất độc hại.
Từ những nguyên nhân trên ta có thể rút ra những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản là:
- Trẻ em và người cao tuổi.
- Người hít phải hơi độc, bông dệt, hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm, bụi bẩn.
- Người mắc bệnh mãn tính, có sức đề kháng yếu gây suy giảm miễn dịch.
- Người nghiện hút thuốc lá.
Các triệu chứng bệnh viêm phế quản

Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người mắc. Vì vậy, nếu gặp phải các triệu chứng sau bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị:
- Ho: ho khan hoặc ho có đờm nhưng kéo dài. Ở một vài người ho có thể lẫn máu hoặc chất nhầy.
- Cơ thể mệt mỏi, thở khò khè hoặc khó thở.
- Cơn co thắt tại phế quản bị viêm gây ra các cơn đau ngực, tức ngực.
- Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy mức độ.
Ở người mắc bệnh viêm phế quản cấp tính triệu chứng xuất hiện một cách dồn dập. Nhưng ở người mắc bệnh mạn tính thì triệu chứng diễn ra nhẹ hơn nhưng kéo dài hơn. Bệnh cần được điều trị sớm và dứt điểm nếu không sẽ dễ dẫn đến những biến chứng như viêm phổi.
Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản
Để điều trị bệnh một cách hiệu quả, các bác sĩ cần khám để kiểm tra mức độ tổn thương của người bệnh đồng thời dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường để điều trị dứt điểm bệnh các bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
1. Thuốc long đờm
Giúp người bệnh tống đờm ra ngoài thông qua phản xạ ho giúp cho đường thở được thông thoáng. Trong một vài trường hợp có thể sử dụng thêm thuốc cắt cơn ho. Nhưng không nên dùng với liều lượng cao vì nó sẽ làm mất đi phản xạ ho.
2. Thuốc kháng viêm
Sử dụng thuốc corticoid dạng uống, xông hoặc hít. Nhưng nếu bệnh nặng thì thường được bác sĩ chỉ định dùng dạng tiêm để giúp kháng viêm.

3. Thuốc giãn phế quản
- Thuốc giúp làm giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí theophylin.
- Các loại thuốc như fenoterol, salbutamol, terbutaline có tác dụng ngắn.
- Các loại thuốc như formoterol, salmeterol có tác dụng dài.
4. Thuốc kháng virus, vi khuẩn
- Sử dụng thuốc kháng virus cúm A.
- Thuốc kháng vi khuẩn, thuốc kháng sinh: benzylpenicillin, ceftriaxone, augmentin,…
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trên người bệnh cần áp dụng các biện pháp bổ trợ như:
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Làm sạch không khí trong nhà.
- Uống nhiều nước.
- Nếu viêm tai mũi họng, viêm amidan thì cần điều trị dứt điểm.
- Áp dụng các bài tập thể dục, thể thao để giúp dễ thở hơn.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Để bảo vệ bản thân mình khỏi căn bệnh này, bạn cần áp dụng các biện pháp như:
- Tránh xa khói thuốc.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Rửa tay thường xuyên.
- Tiêm vắc xin ho gà.
- Tiêm vắc xin phòng cúm vì virus cúm có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Đối với trẻ em, bạn cần có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ như sau:
- Tiêm phòng cúm mùa hàng năm.
- Tiêm phòng vắc xin cho trẻ.
- Hướng dẫn cho trẻ cách rửa tay và nhắc trẻ rửa tay thường xuyên.
- Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc.
- Hướng dẫn trẻ che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Đối với trẻ nhỏ, viêm phế quản tiến triển thành viêm phổi rất nhanh. Chính vì vậy bạn cần có biện pháp phòng ngừa cho trẻ cũng như cho bản thân mình.
Nếu thấy có triệu chứng nghi là biểu hiện bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ kịp thời thăm khám và điều trị, tránh không cho bệnh tiến triển nặng.