Triệu chứng nhận biết xơ vữa động mạch và phương pháp điều trị

Xơ vữa động mạch là bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi bệnh nhân hầu như không có biểu hiện gì cho đến khi bệnh đã trở nặng.

Chính sự diễn biến âm thầm này là nguyên nhân khiến nhiều người đứng trước nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, cắt cụt chân, tàn tật và thậm chí tử vong.

Vậy căn bệnh này là gì? Tại sao lại nguy hiểm như vậy? Hãy cùng với MedSVIT tìm hiểu rõ hơn về bệnh xơ vữa động mạch trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh xơ vữa động mạch

Bệnh xơ vữa động mạch (hay còn gọi là Atherosclerosis hoặc xơ cứng động mạch) là tình trạng các động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng bám được tạo thành từ Cholesterol, chất thải tế bào, các chất béo, canxi và fibrin.

Các động mạch dần bị xơ cứng và thu hẹp khiến lượng oxy và các chất dinh dưỡng khác đến cơ thể bị giảm.

Xơ vữa động mạch là gì?

Bệnh chỉ xảy ra ở các động mạch lớn và vừa như: mạch cảnh, mạch vành, mạch chi dưới… Không xảy ra ở các động mạch có áp lực thấp như động mạch phổi, hay các động mạch nhỏ và tĩnh mạch.

Khi mảng xơ vữa nứt sẽ tạo ra các cục máu đông gây lấp kín thành mạch. Vốn dĩ đã bị hẹp sẵn bởi các mảng xơ vữa. Đây được coi là tác nhân khiến người bệnh gặp phải các tình trạng nguy kịch như: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tắc mạch chi… Là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch nguy hiểm, đặc biệt là cơn đau tim, đột quỵ…

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là quá trình diễn biến chậm, từ từ. Hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng ta vẫn biết được nhiều yếu tố góp phần xơ vỡ.

Những nguyên nhân phổ biến làm xơ cứng động mạch:

1. Do lượng cholesterol cao:

Cholesterol là một chất sáp, màu vàng có trong cơ thể và trong các loại thực phẩm. Chất này có thể tăng trong máu và làm tắc nghẽn các động mạch. Trở thành một mảng xơ cứng làm hạn chế hoặc làm tắc nghẽn khiến cho máu không thể lưu thông đến tim và các cơ quan khác;

2. Do chất béo:

Ăn nhiều thực phẩm có chất béo cũng có thể dẫn đến hình thành mảng xơ vữa;

3. Do tuổi tác

Khi tuổi thọ của bạn càng cao, tim và mạch máu sẽ phải hoạt động nhiều hơn bơm tuần hoàn máu tới các bộ phận trong cơ thể. Các động mạch bị suy yếu, khả năng đàn hồi kém, tích tụ lâu ngày tạo thành mảng xơ vữa.

Một số nguyên nhân khác cũng tăng nguy cơ bị bệnh như hút thuốc lá, kháng insulin, béo phì hay tiểu đường. Người mắc phải tình trạng viêm như viêm khớp, lupus, nhiễm trùng hoặc viêm không rõ nguyên nhân…

Tất cả dẫn đến sự tích tụ mảng xơ vữa và xơ cứng động mạch làm hạn chế dòng chảy của máu trong động mạch. Khiến cho các cơ quan và các mô trong cơ thể bị thiếu oxy để hoạt động.

Triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch

Biểu hiện bệnh xơ vữa động mạch không xuất hiện ngay lập tức mà từ từ. Nếu bệnh nhẹ thường không có triệu chứng nào nên rất khó nhận biết.

Khi mức độ bệnh từ trung bình cho đến nghiêm trọng, tùy thuốc vào động mạch bị ảnh hưởng, các triệu chứng bao gồm:

1. Xơ vữa động mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng tim):

Có thể đau ngực khi gắng sức, cảm xúc mạnh. Trường hợp đau ngực đột ngột, kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra, cần điều trị kịp thời. Nếu suy tim mãn tính thì có thể sẽ khó thở, đặc biệt là về đêm.

2. Xơ vữa động mạch cảnh (động mạch cung cấp máu cho não):

Có thể tê đột ngột hoặc yếu ở tay hoặc chân, khó nói hoặc nói lắp, suy giảm ý thức nhanh chóng, mất thị lực tạm thời, liệt nửa người tùy mức độ. Triệu chứng chỉ thoáng qua, nếu không điều trị có thể xảy ra cơn đột quỵ.

Các triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch.

3. Xơ vữa mạch chi dưới:

Đa khi đi lại, nặng thì chỉ đi được vài chục mét và phải nghỉ; chi lạnh, teo cơ, da khô. Mạch chi dưới bắt kém hoặc không bắt được.

4. Phình động mạch:

Đau ngực, đau lưng, nếu chèn ép cấu trúc lồng ngực thì sẽ khàn tiếng, nuốt khó, phù mặt, cổ, chi trên; đau bụng (phình động mạch chủ bụng).

Bên cạnh đấy nếu mảng xơ vữa ở động mạch thận, bị cao huyết áp hoặc suy thận. Có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân có thể được điều trị theo những cách sau:

1. Nội khoa

  • Kiểm soát huyết áp bằng thuốc
  • Điều trị đái tháo đường
  • Liệu pháp statin: điều trị rối loạn lipid máu, ổn định mảng xơ vữa
  • Kháng kết tập tiểu cầu

2. Có sự can thiệp nội mạch:

Đặt stent mạch vành, mạch cảnh, mạch chi,…tùy từng trường hợp cụ thể.

3. Phẫu thuật:

Bóc nội mạc mạch cảnh, bắc nối mạch chi, bắc cầu nối chủ – vành (CABG. Thay đoạn động mạch chủ… tùy từng trường hợp cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch

Bệnh xơ vữa động mạch rất khó điều trị, và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh có thể cải thiện và phòng chống bằng cách cải thiện lối sống trở nên lành mạnh hơn. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh như:

  • Bỏ hút thuốc
  • Ăn thực phẩm lành mạnh ít chất béo bão hòa
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Kiểm soát huyết áp và khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
  • Điều trị rối loạn lipid máu

Trên đây là những kiến thức cần rõ về bệnh mà bạn cần biết. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)